Quải dương đầu,ắtléochữnghĩaTreođầudêbánthịtchóbet 88 mại cẩu nhục(掛羊頭 賣狗肉) nghĩa là "Treo đầu cừu, bán thịt chó". Phân tích từng từ như sau:
Quải (掛): bộ thủ, có nghĩa là "treo".
Dương(羊): bộ dương, người Việt thường hiểu là con dê, dê núi (sơn dương), song ở Trung Quốc, dương (羊) có nghĩa gốc là công dương (cừu đực), gọi chung con cừu là miên dương, còn cừu vàng là hoàng dương, dê núi là linh dương(tương ứng với từ sơn dương).
Đầu (頭): bộ hiệt, hình thành từ Kim văn, một ký tự xuất hiện thời Chiến quốc, nghĩa ở đây là đầu thú vật. Ký tự thủ(首) xuất hiện sớm hơn đầu(頭) và cũng có nghĩa là cái đầu, nghĩa gốc là đầu người, về sau xuất hiện những nghĩa phái sinh khác.
Mại (賣): bộ bối, cấu tạo hình thanh và hội ý (Lục thư), hình thành từ chữ Tiểu Triện, nghĩa gốc là "đổi hàng lấy tiền" (dĩ hóa vật hoán tiền), nghĩa ở đây là "bán".
Cẩu (狗): bộ khuyển, cấu tạo hình thanh, nghĩa là con chó.
Nhục (肉): bộ nhục, ký tự tượng hình (Lục thư), được tìm thấy trong Giáp cốt văn và Tiểu Triện, nghĩa gốc là thịt động vật. Vào thời cổ đại, nhụccòn được hiểu là mặt có lỗ của một vật tròn. Theo Thuyết văn giải tự: "Nhục là chí". "Chílà thịt chim thú" (chí vị điểu thú chi nhục); "Nhục của người gọi là cơ bắp, của chim thú gọi là thịt" (Nhân viết cơ, điểu thú viết nhục).
Như vậy, câu Quải dương đầu, mại cẩu nhụcnghĩa là "Treo đầu cừu, bán thịt chó" hoặc "Treo đầu dê, bán thịt chó". Cả hai đều có thể hiểu là "quảng cáo hàng tốt nhưng thực chất lại bán hàng kém chất lượng", hoặc "ám chỉ kiểu người không giống như vẻ ngoài của họ".
Ngoài ra, còn có câu tương tự là Huyền dương đầu, mại cẩu nhục(懸羊頭 賣狗肉), trong đó huyền(懸) cũng có nghĩa là "treo", một câu xuất hiện trong quyểnTục truyền đăng lụccủa Thích Duy Bạch (tập 31) đời nhà Tống ("… huyền dương đầu, mại cẩu nhục, tri tha hữu thậm bằng cứ"). Song cả hai thành ngữ trên (Quải… và Huyền…) đều chưa phải là câu gốc, mà chỉ là "biến thể" của câu Quải ngưu đầu, mại mã nhục(掛牛頭 賣馬肉) hoặc Huyền ngưu thủ, mại mã nhục(懸牛首 賣馬肉) - cả hai đều có nghĩa là "Treo đầu bò, bán thịt ngựa". Xin lưu ý: Trong Hán ngữ, ngưu(牛) là con bò, thủy ngưu(水牛) mới là con trâu.
Theo Văn ngôn văn khải mông độc bảnvà Bách khoa thư Baidu, thành ngữ Huyền ngưu thủ, mại mã nhục có nguồn gốc từ chương một Nội thiên tạp hạ đệ nhất trong bộ Án Tử Xuân Thu của Án Anh - danh quan nước Tề. Chuyện kể: Vào thời Xuân Thu, vua Tề Linh công có sở thích kỳ lạ, truyền lệnh các phi tần trong cung phải vận trang phục nam giới, nhưng lại cấm phụ nữ ngoài cung mặc như vậy. Lệnh cấm không được người ngoài cung tuân thủ khiến vua Tề tức giận. Tể tướng Án Tử nói với vua: "Bệ hạ cho phép nữ nhân trong cung vận trang phục nam giới, nhưng lại cấm phụ nữ ngoài cung mặc quần áo nam thì điều này giống như "treo đầu bò ngoài cửa, song lại bán thịt ngựa trong cửa vậy" (huyền ngưu thủ ô môn, nhi mại mã nhục ô nội dã/懸牛首於門, 而賣馬肉於內也).